Bạn sẽ học được gì?
Giới thiệu khóa học
Vấn đề của khách hàng
Sáo trúc ngày nay có nguồn gốc từ cây sáo có lịch sử từ 7000 năm về trước. Loại sáo trúc ban đầu được làm từ một ống lau sậy ruột rỗng, khi có gió hoặc luồng hơi đi vào sẽ tạo độ rung, phát ra âm thanh. Nhờ vào sự cải tiến sáng tạo của các nghệ nhân mà từ một ống lau sậy đơn giản đã trở thành một cây sáo trúc có thể hòa tấu, độc tấu, và trở thành một môn nghệ thuật như ngày nay.
Trước đây sáo trúc chỉ tồn tại ở các vùng nông thôn, làng quê yên bình và học theo cách truyền miệng. Nhưng ngày này, các nghệ nhân đã đưa nó thành một bộ môn nghệ thuật được giảng dạy tại các trường văn hóa nghệ thuật, tiếng sáo trúc không chỉ đi vào lòng người dân Việt Nam mà còn theo chân các nghệ sĩ biểu diễn ở các sân khấu quốc tế. Vì âm thanh hay, dễ học, nhẹ nhàng sáo trúc đã trở thành một trong những nhạc cụ phổ thông nhất ở châu Á.
Phong trào thổi sáo đến nay phát triển rất là mạnh đến từ các bạn trên khắp miền tổ quốc, đặc biệt là các bạn sinh viên cùng chung sở thích tham gia những câu lạc bộ thổi sáo để thể hiện đam mê của bản thân. Hãy tham gia khoá học sáo trúc "Tự học thổi sáo trúc trong 21 ngày" của giảng viên Đinh Linh để trở thành 1 trong số họ.
Nội dung khoá học Tự học thổi sáo trúc trong 21 ngày
Với những kiến thức toàn diện được chia sẻ trong khoá học sáo trúc bạn cần chăm chỉ luyện tập, rèn luyện giúp kỹ năng thổi sáo được nhuần nhuyễn và kỹ càng hơn. Bạn sẽ được dạy thổi sáo trúc và học được rất nhiều kỹ năng bổ ích sau đây:
- Được rèn luyện những kỹ năng học thổi sáo cơ bản
-
Lựa chọn được sáo trúc phù hợp với mình
-
Cách luyện hơi thở sao cho nhịp nhàng ăn khớp giai điệu
-
Cách phát âm, rung hơi, phi lưỡi được rèn luyện điêu luyện
-
Cách di chuyển các ngón tay nhịp nhàng
-
Có thể dễ dàng thổi dễ dàng một bản nhạc bằng sáo trúc
Đăng ký ngay khóa học âm nhạc sáo trúc ngay hôm nay để trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp làm chủ cây sáo và tự tin biểu diễn trước dám đông nhé!
Nội dung khóa học
- Bài 1: Giới thiệu về các loại sáo trúc
- Bài 2: Cách lựa chọn loại sáo trúc phù hợp
- Bài 3: Cách hít thở
- Bài 4: Cách luyện hơi
- Bài 5: Cách luyện ngón không cần sáo
- Bài 6: Cách cầm sáo
- Bài 7: Cách đặt môi
- Bài 8: Cách phát âm
- Bài 9: Cách xông hơi ( luyện tiếng sáo)
- Bài 10: Cách rung hơi
- Bài 11: Cách phi lưỡi
- Bài 12: Cách đánh lưỡi đơn
- Bài 13: Cách đánh lưỡi kép
- Bài 14: Cách nhận biết nốt nhạc trên Sáo ( Nhạc lý)
- Bài 15: Cách thực hiện các ngón vỗ
- Bài 16: Cách thực hiện các ngón vuốt
- Bài 17: Cách lấy hơi kịp thời
- Bài 18: Cách sử dụng và tập cùng máy nhịp
- Bài 19: Trên đường chiến thắng
- Bài 20: Suối Nguồn
- Bài 21: Bèo dạt mây trôi (dân ca bắc bộ)
- Bài 22: Lý kéo chài (dân ca nam bộ)
- Bài 23: Tổng kết khóa học
Leave a Reply