Chào các bạn học sinh, hôm nay chúng ta cùng kienthucviet đến với chủ đề soạn bài “Đánh nhau với cối xay gió” , sau đây là những câu hỏi thường gặp khi các bạn học tới, cùng tìm hiểu nào!
Soạn bài đánh nhau với cối xay gió
Câu hỏi 1: Hãy tóm tắt đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Trích Đôn-ki-hô-tê
Gợi ý: Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô đang trên đường đi tìm những chiến công thì chợt phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng.
Đôn Ki-hô-tê liền chỉ cho người giám mã của mình thấy rằng đó là những tên khổng lồ và bày tỏ ý định giao chiến. Xan-chô biết ông chủ của mình nhầm đã hết sức can ngăn nhưng không thành.
Đôn Ki-hô-tê hăng hái cầm giáo, thúc con ngựa gầy gò lao vào. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã lăn kềnh. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng.
Nhưng dẫu bị thương rất nặng như thế, anh chàng hiệp sĩ mộng mơ vẫn quyết không kêu đau vì nghĩ rằng: “các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ”.
Đã vậy, chàng còn kiên quyết không ăn uống, chỉ nghĩ đến tình nương đã đủ no rồi! Xan -chô thấy vậy bèn bỏ rượu thịt ra đánh chén no nê một mình.
Bác giám mã cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này kể ra cũng chẳng vất vả gì.
Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ và chỉ tiếp tục miên man nghĩ đến tình nương.
Hôm sau, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: “con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau”
Câu hỏi 2: Đôn Ki Hô Tê đánh nhau với cối xay gió. Nhưng thật ra là đánh nhau với chính sự hoang tưởng của mình theo em đó là đúng hay sai hãy chứng minh.
Gợi ý: Nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão nghĩ là bọn khổng lồ gian ác, sau đó cho rằng đấy là phép thuật của phù thuỷ Phơ-re-xtôn.
Với động cơ trong sáng, hồn nhiên – tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân – Đôn Ki-hô-tê đã dũng cảm xông vào đánh “lũ quỷ khổng lồ” (thực ra là những chiếc cối xay gió), mặc dù chàng biết rằng đây là “cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức”.
Đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chô, phóng ngựa, vừa quát mắng lũ quỷ khổng lồ, vừa tâm niệm nguyện cầu người tình lí tưởng – nàng Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp – giúp mình trong lúc nguy nan.
Trong giây phút tiến công kẻ thù ấy, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên, đẹp như một anh hùng, rất đáng kính phục. Nhưng, suy nghĩ tỉnh táo một chút, người đọc lại bật cười.
Bởi vì mục đích và hành động của Đôn Ki-hô-tê là đúng đắn, tốt đẹp, nhưng đối tượng hướng tới của chàng lại không phải là lũ quỷ khổng lồ gian ác mà chỉ là những chiếc cối xay gió hiền lành vỏ tội. Bởi vì đầu óc chàng đầy những hoang tưởng.
Cho nên cái động cơ tốt đẹp, cái hành động dũng cảm kia của Đôn Ki-hô-tê trở thành hão huyền, mang tính phá phách
Câu hỏi 3: Có ý kiến cho rằng Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió là đang đánh nhau với sự mê muội hoang tưởng của mình. Ý kiến của em như thế nào ???
Gợi ý : Đôn ki-hô-tê quá mê muội và hoang tưởng
Câu hỏi 4: Theo em hai nhân vật: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen?
Gợi ý
Nhân vật Đôn – ki – hô – tê:
Đáng khen:
– ó hoài bão, có ước mơ cao cả.
– Gan dạ, dũng cảm.
– Nghiêm nghị.
– Sống hết mk với t/yêu.
Đáng chê:
– Khắc khổ, cứng nhắc.
– Điên rồ.
– Hoang tưởng.
Nhân vật Xan – chô Pan – xa
Đáng khen:
– Vui vẻ,tự nhiên.
– Đầu óc sáng suốt, thực tế.
Đáng chê:
– Nhát gan
– Thiển cận.
– Ích kỉ
– Vụ lợi.
Câu hỏi 5: Em nghĩ gì về ý nghĩa của hình ảnh ”Đánh nhau với cối xay gió” đã trở thành một điển tích trong văn chương?
Gợi ý: Truyện này được viết theo lối văn hài hước, châm biếm và thực sự mang nhiều tầng ý nghĩa.
Có thể hiểu việc tác giả khắc họa Đôn Kihôtê như một kẻ gàn dở, hoang tưởng theo các ý sau đây:
– Chế giễu…
– Ca ngợi… . Và đây mới thực sự là điều làm nên giá trị của tác phẩm. Bởi nó ca ngợi tinh thần xả thân vì chính nghĩa, tình yêu thương, lòng nhân đạo.
– Một ý nghĩa khác – cũng hết sức ý nhị sâu sắc – được gửi gắm qua hình tượng Đôn Kihôtê, đó là một triết lý: khi mà con người sống quá ích kỷ, cùng với những thị hiếu tầm thường, chỉ biết bon chen, lo cho bản thân mình, thì những người xả thân vì nghĩa, biết yêu thương, biết đấu tranh vì những điều tốt đẹp – trong mắt người đời sẽ dễ bị cho là gàn dở, tâm thần, hoang tưởng v.v…
Thời đại nào cũng vậy thôi. Ngay trong thời đại ngày nay thì ý nghĩa đó vẫn còn nguyên giá trị.
Hình tượng Đôn Kihôtê cũng mang những ý nghĩa như trên. Đây được coi là hình ảnh tiêu biểu và đáng nhớ nhất của câu truyện.
Chàng Đôn Kihôtê đáng thương nhưng cũng đáng yêu vô cùng bởi sự ngây thơ, mù quáng, mà lại rất đáng trân trọng khi quyết tâm xả thân vì nghĩa một cách vô điều kiện và đầy nhiệt huyết.
Hiển nhiên là chàng đã bị “thua” một cách ê chề và thảm hại – điều này là chắc chắn, ai cũng biết và thấy trước được (sẽ có nhiều người rủa là “ngu” và “điên” ).
Nhưng ý nghĩa thật sự mà Cervantes muốn gửi gắm trong đó thì lại chính là sự ca ngợi và trân trọng dành cho tinh thần bảo vệ công lý và chính nghĩa của chàng hiệp sĩ gàn dở xứ Mantra.
Câu hỏi 6: Ngoài 2 nhân vật chính, em thấy trong đoạn trích còn xuất hiện 1 nhân vật vô hình nào nữa cũng tham gia vào cuộc chiến, thúc đẩy thêm hành động điên rồ của Đôn Ki-hô-tê?
Gợi ý: Nàng công nương Đuyn-xê-ni-a
Và nhiều bài soạn văn: https://www.kienthucviet.vn/tag/soan-van/ khác các bạn học sinh có thể tham khảo