Ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thì Việt Nam cũng ghi dấu trên bản đồ ẩm thực thế giới với những món ăn không chỉ ngon mà còn nổi tiếng, để lại những ấn tượng không hề nhỏ đối với các du khách nước ngoài. Hãy cùng điểm qua 18 món ăn Việt Nam hàng ngày trải dài từ Nam trí Bắc dưới đây nhé!
Bánh khọt
Là loại bánh có nguồn gốc tại miền Tây Việt Nam, miền đất của những đồng lúa, miền đất của sự khô cằn. Nhưng không vì thế mà bánh khọt lại đánh mất đi vị ngon, trái lại loại bânh này vừa dễ ăn lại dễ làm. Những ai là tín đồ của ẩm thực chắc chắn đã nghe tới bánh khọt cô Ba Vũng Tàu, nhưng đối với Saigontiepthi bánh khọt miền Tây đơn giản với màu trắng đục của bột, sắc đỏ của nhân tôm, màu xanh của lá hành, đan xen tạo nên một chiếc bánh không thể chê vào đâu được.
Bánh tráng cuốn thịt lợn 2 đầu da
Đây là một món ăn đặc sản của Đà Nẵng mà khi đến đây nhất định bạn phải thử một lần đó nha. Các bạn sẽ phải tự tay cuốn cho mình những chiếc nem (theo cách gọi của người miền Bắc) hay gỏi cuốn (theo cách gọi của người miền Nam), nhưng thành phần gồm có bánh đa, thịt heo luộc, hơn 10 loại rau sống, và cuối cùng là mắm nêm chua cay sẽ mang đến một món ăn đầy mộc mạc nhưng không kém phần đậm đà vị biển cả.
Gà nướng Konplông
Khi đến với vùng đất Tây Nguyên nói chung, và vùng đất KonTum nói riêng chúng ta không thể bỏ lỡ món gà nướng Konplong (gà nướng Măng Đen). Món ăn được làm từ gà nuôi tại trong bản, sau đó được làm sạch rồi dùng cây xiên từ hậu môn lên đầu. Trước khi được đem nướng, gà sẽ được dồn lá tranh, sả (đập dập) vào bụng, khâu lại, quét hành phi, xì dầu, mật ong bên ngoài rồi nướng trên bếp than hồng. Món gà nướng Konplông sẽ chấm với muối ớt sẽ tô đậm vị hơn cho món ăn và một hương vị đặc biệt không thể diễn tả.
Dê núi trường yên 6 món
Ninh Bình không chỉ là vùng đất kinh đô của 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, hậu Lý. Đây còn là vùng đất nổi tiếng với nhiều đặc sản đa dạng và phong phú, đặc biệt trong số này đó là những món ăn được chế biến từ thịt dê được người dân chế biến thành 6 món như dê tái chanh, tiết canh dê, dê xào lăn, nhúng mẻ, hấp, hầm, nướng ngũ vị, nấu cà ri,… Dê núi tại đây được chăn thả tự nhiên trên những dãy núi đá vôi được bao phủ bởi thảm thực vật phát triển mạnh mẽ nên được đánh giá là ngon ngọt, săn chắc, ít mỡ, tạo ra một loại thịt đặc sản mà chỉ tại Ninh Bình mới có được.
Bánh bèo
Bánh bèo là loại bánh rất được ưa chuộng bởi người dân miền trung, ngoài ra cũng rất phổ biến trong miền nam Việt Nam. Bánh bèo là sự kết hợp của 3 yếu tố chính đó là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm. Nước chấm bánh bèo là một hỗn hợp với thành phần chính là nước mắm và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Món bánh bèo trở nên hấp dẫn và có mùi vị hơn khi thêm mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương mà có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc.
Bánh căn
Đây là loại bánh khá được ưa chuộng tại niềm Nam Trung Bộ, có thể nói đây là món ăn đặc sản tại các vùng như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Giống như bánh khọt, bánh căn cũng được làm từ bột gạo nhưng cách chế biến thì hoàn toàn khác. Nếu bánh khọt dùng dầu để chiên và thêm bột nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt thì bánh căn lại được nướng trên các khuôn đúc đặc biệt, và được chấm cùng với những loại nước mắm khác nhau như: nước mắm pha loãng có ớt tỏi băm nhuyễn, mắm nêm và mắm đậu phộng,…
Bê thui cầu mống
Lại tiếp tục là một món ăn đặc sản tại miền Trung, về xứ Quảng chắc chắn đây là món ăn không thể bỏ qua, chắc chắn phải thử qua 1 lần. Cầu mống là một ngôi là nhỏ tại tỉnh Quảng Nam, tại đây có rất nhiều quán ăn bê thui chất lượng, hương vị mà không nơi nào sánh được. Đây cũng là nơi mà các tín đồ ẩm thực tìm đến nhiều nhất. Bê thui ăn kèm với bánh tráng, rau sống (giá sống, chuối chát, khế chua), rau thơm (húng, quế, ngò,..), và nước chấm hảo hạng làm từ cá cơm, cá nục được đánh bắt ngay ven biển.
Bún chả cá quy nhơn
Quy nhơn là một trong những thành phố biển có lẽ là đẹp nhất Việt Nam với nhiều địa danh nổi tiếng, và đã là một thành phố biển thì không thể thiếu những món ăn mang hương vị từ thủy hải sản. Bún chả cá quy nhơn đã trở thành một món ăn hấp dẫn, nổi tiếng và không thể nào quên đi hương vị tuyệt hảo này khi đã thử qua 1 lần. Nước dùng đặc biệt được nấu từ xương hoặc đầu cá thu, cá quả (cá lóc, cá quả) mang đến nước dùng luôn được đậm đà, và có được vị ngọt tự nhiên. Chả cá thành phần chính của món ăn được làm từ thịt cá cùng với các hương vị như: tỏi, ớt, tiêu, bột ngọt,…da heo xay nhuyễn. Mềm, mịn, ngọt, dai là những tính từ sẽ dễ miêu tả hơn khi chúng ta thưởng thức cắn một miếng chả cá.
Cá bống sông trà
Một đặc sản mang hương sắc riêng tại tỉnh Quảng Ngãi. Những con cá bống lớn bằng ngón tay út quyện cùng với tỏi, nước mắm và dầu tạo nên mùi thơm đậm đà khiến du khách lưu luyến. Cá bống được đánh bắt vào khoảng thời gian tháng 1 đến tháng 8 âm lịch trên sông Trà, sau khi làm sạch, cá bống sẽ được ướp với tiêu, đường, nước mắm, bột ngọt,.. ướp cá khoảng 10 phút, người dân sẽ cho cá vào chảo dầu đã phi sẵn hành tỏi, rồi đun nhỏ lửa cho đến khi cá săn lại.
Cao lầu
Đây là một món ăn tiêu biểu tại phố cổ Hội An, một món ăn tạo nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội. Vậy cao lầu là gì? món có sợi mì màu vàng được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống cùng với rất ít nước dùng. Lý do sợi mì có màu vàng ươm đó là được trộn với tro củi tràm, được lấy ở tận Cù lao Chàm. Sau đó lọc kỹ rồi xay thành bột, rồi qua một lượt các quy trình xử lý cho sợi mì để qua đêm không sợ bị ôi, thiu. Sợi cao lầu được chế biến vô cùng công phu. Người ta thường ăn cao lầu cùng với giá trụng, rau sống, thịt heo mỡ chiên giòn và một muỗng mỡ heo rán.
Cơm hến
Món ăn trở nên đặc biệt hơn khi nó là “cốt hồn Huế”. Không phổ biến, cũng như khó biến tấu để phù hợp, cơm hến có thể coi là một tinh hoa, một truyền thống riêng của mảnh đất này. Cơm hến là của Huế, biến tấu để phù hợp với nhiều vùng miền là đánh mất cái hồn của món ăn, sẽ không còn là cơm hến nữa. Cơm hến chỉ là cơm nguội để qua ngày, hến xào, chan nước luộc hến. Nghe có vẻ đơn giản, ấy vậy mà chớ coi thường. Khâu chuẩn bị để tạo nên “cốt hồn Huế” ấy cực kỳ tỉ mẩn, chu đáo để tạo nên đúng cái vị xứ mộng mơ.
Chả mực hạ long
Đây không chỉ là một món ăn ngon nhức nách khi quây quần bạn bè ngồi “đánh chén”, mà còn là món ăn dành để mua về làm quà cho người thân. Điều đặc biệt trong món ăn này đó là độ dai, ngọt của mực đó là vì họ thực hiện, chế biến theo cách thủ công, tự tay giã mực chứ không qua bất kì loại máy xay công nghiệp nào. Chả mực hạ long được kết hợp với rất nhiều món khác như: bánh cuốn chả mực, xôi chả mực,..
Gà tiên yên
Tiên Yên là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh. Gà Tiên Yên từ xưa đến nay được biết đến là đặc sản nức tiếng của Quảng Ninh với đặc tính thịt thơm ngon, vàng mọng và rất dày. Là một đặc sản trứ danh Quảng Ninh, với câu ngạn ngữ: “Lợn Móng Cái- Gái Đầm Hà- Gà Tiên Yên”. Thịt gà Tiên Yên có thể chế biến đủ các món, vẫn không “khuất” cái nét ngon riêng, nhưng món ngon nhất vẫn là chế biến theo cách đơn giản nhất: luộc.
Hủ tiếu mỹ tho
Là món ăn mà ai về Tiền Giang cũng sẽ dễ dàng bắt gặp, không chỉ là món ăn đặc trừng của Tiền Giang mà còn là đặc sản đậm đà chất Nam Bộ. Nếu miền Bắc có phở, bún bò Huế lừng danh miền Trung thì hủ tiếu Mỹ Tho là đại diện xuất sắc nhất của ẩm thực Nam Bộ trong vô vàn món ngon khác của vùng sông nước. Đặc trưng của hủ tiếu Mỹ Tho đó chính là sợi hủ tiếu, cọng nhỏ nhắn, dai dai, ngon nhất khi được làm bằng gạo Gò Cát, giống lúa đặc sản tại Mỹ Tho. Sợi mì làm nên đặc trưng của hủ tiếu nhưng nước lèo mới là yếu tố chính quyết định món ăn ngon, dở. Thành phần quan trọng này được ninh từ thịt tủy xương ống rồi cho thêm mực khô, tôm chấy mỡ mà thành.
Lợn “cắp nách” 6 món
Đây là món ăn nổi tiếng và là đặc sản ở các vùng cao, đặc biệt là ở Lai Châu. Được gọi là lợn “cắp nách” vì chúng có khối lượng và ngoại hình nhỏ. Những món ăn từ loại thịt lợn này luôn thơm ngon, hấp dẫn và cuốn hút thực khách. Lợn cắp nách sau khi bị bắt giữ sẽ được cạo lông sạch sẽ và phải mổ theo kiểu mổ moi. Muốn cho da lợn sạch cần dùng chanh để tẩy hết lớp đất bụi bám ở các chân lông rồi mới rửa sạch, để khô, xoa nước hàng và thui bằng rơm hoặc bã mía cho thơm. Thui đều lửa đến khi bì lợn ngả màu vàng rộm thì chà sạch một lần nữa bằng chanh, sau đó mới lọc thịt để chế biến thành các món.
Phở chua
Chùa Tam Thanh, phố Kỳ Lừa không chỉ là những địa danh du lịch nổi tiếng tại Lạng Sơn. Bên cạnh đó còn có một nền ẩm thực vô cùng đặc sắc, mà chúng ta phải kể đến đó chính là phở chua Lạng Sơn. Phở là một món ăn khá quen thuộc nhưng phở chua lại là cái tên khá lạ không chỉ lạ về tên gọi mà còn lạ cả về hình thức và hương vị vô cùng độc đáo. Một bát phở chua thường bao gồm rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: bánh phở, thịt xá xíu, thịt gà xé, hành phi, khoai lang, khoai môn, lạp sườn, xúng xàng, gan lợn,…
Súp lươn
Là một món ăn đặc trưng của xứ Nghệ được CNN (kênh truyền hình nổi tiếng tại Mỹ) đăng tải video khen ngợi món súp lươn Nghệ An với hương vị cay nồng đặc trưng khiến thực khách khó lòng quên được. Được nấu khá đơn giản, nhưng vẫn giữ lại được độ tươi ngon của món ăn. Đầu tiên, lươn được làm sạch nhớt, gỡ lấy thịt. không dùng dao mà phải lấy cật tre mà lọc thịt để tránh vị tanh. Thịt lươn sẽ được xào chung với nghệ, ớt, tiêu xay. Đặc biệt là không thể thiếu hành tăm – thứ hành chỉ có ở Nghệ An, Hà Tĩnh – để làm dậy lên được mùi thơm của lươn, tạo nên vị cay nồng cho món súp.
Thịt trâu khô
Là đặc sản vùng cao Tây Bắc, mà chỉ có các gia vị tại vùng này mới có. Món trâu gác bếp ra đời từ rất lâu rồi, xuất phát có lẽ là từ người dân tộc Thái Đen ở Sơn La. Xuất phát điểm là do xưa chưa có tủ lạnh, họ ngả trâu rồi bảo quản tự nhiên bằng cách treo lên gác bếp, cho thịt ai khói để không bị phân hủy.
Trên đây là một số món ăn Việt Nam hàng ngày, hy vọng giúp bạn có thêm một số gợi ý các món ăn ngon giúp bạn đa dạng hơn thực đơn mỗi ngày của mình.