Kỹ năng cứng là gì? Vì sao bắt buộc phải có kỹ năng cứng nếu muốn tồn tại?

ky nang cung la gi 1

Để có thể phát triển và thành công trong mọi lĩnh vực thì bạn cần phải trau dồi rất nhiều kỹ năng cho bản thân. Dù bạn làm ở lĩnh vực nào thì đều cần có cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, bổ trợ cho nhau. Và ở bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kỹ hơn để bạn hiểu Kỹ năng cứng là gì? Và vì sao bắt buộc phải có kỹ năng cứng để tồn tại?

Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng (tiếng Anh: Hard skills) được hiểu là những kiến thức được đúc kết và thực hành, mang tính chất thiên về chuyên môn, kỹ thuật.

Khác với kỹ năng mềm, không thể tự tìm hiểu toàn bộ kỹ năng cứng mà cần trải qua thời gian đào tạo bài bản, hệ thống, có liên kết và tuần tự ở các trường học, học viện, khóa đào tạo…

Thông thường, kỹ năng cứng sẽ được hình thành dần theo thời gian lên các mức độ cao hơn, thông qua các hình thức giảng dạy, thực hành, cho tới khi đạt tới năng lực tự học một cách hệ thống.

Các kỹ năng cứng thường được dành nhiều thời gian hơn kỹ năng mềm. Quá trình rèn luyện dài và vất vả, đi kèm với những kỳ thi để chứng minh khả năng đã vượt qua các mức độ nhất định.

Nói tóm lại, kỹ năng cứng là khả năng chuyên môn, năng lực nghề nghiệp để có thể hoàn thành nghiệp vụ cụ thể và đa phần được đào tạo ở trường học. Bên cạnh đó, kỹ năng cứng có thể được đánh giá bằng các loại bằng cấp, chứng chỉ hay đơn giản chỉ là một bài kiểm tra.

Xem thêm:   Ý chí nghị lực – “Đòn bẩy” chạm đến ngoạn mục của thành công

Đặc điểm của kỹ năng cốt lõi này là có thể định lượng được và thường được liệt kê cụ thể (ví dụ như những yêu cầu của nhà tuyển dụng…)

Kỹ năng cứng bao gồm những gì?

Kỹ năng cứng bao gồm các kiến thức và kỹ năng giúp thực hiện những công việc cụ thể. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ yêu cầu những kỹ năng cứng tương ứng khác nhau.

Có thể kể đến như:

  • Lập trình, phát triển phần mềm, thiết kế web;
  • Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính;
  • Phát triển ứng dụng di động, Phát triển trò chơi..;
  • Kiểm tra, test thử phần mềm
  • Kỹ năng viết, soạn thảo, xử lý văn bản;
  • Kỹ năng dịch thuật, chuyển ngữ;
  • Thành thạo ngoại ngữ;
  • Khả năng vận hành máy móc;
  • Tài chính, kế toán;
  • Thiết kế Đồ họa, Thiết kế kiểu dáng công nghiệp;
  • Điện toán đám mây, Trí tuệ nhân tạo;
  • Sản xuất âm thanh, Sản xuất video;
  • Khoa học dữ liệu, Phân tích dữ liệu;
  • Digital Marketing;
  • Báo chí, truyền thông

Trong bối cảnh công nghệ phát triển công nghiệp 4.0 như hiện nay, không có gì ngạc nhiên khi những kỹ năng cứng về công nghệ thông tin luôn dẫn đầu, các kỹ năng cứng lien quan đến Báo chí, Truyền thong luôn được đánh giá cao.

Tầm quan trọng của kỹ năng cứng

Nhiều người có thể đánh giá thấp tầm quan trọng của kỹ năng cứng, hay chính là bằng cấp đối với sự thành công của một con người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự quan trọng của kỹ năng cứng trong công việc hay sự thành công.

Xem thêm:   Top những ngành nghề hot trong tương lai dễ xin việc ở Việt Nam

Kỹ năng cứng là yếu tố đầu tiên cần có giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc, là nền tảng đầu tiền để phát triển và tiến tới thành công.

Kỹ năng cứng có thể được trau dồi, đánh giá và đo lường. Vì vậy, thường sẽ được sử dụng làm thước đo để so sánh giữa các ứng viên, cá nhân.

Ví dụ như khi đi phỏng vấn xin việc, các kỹ năng cứng trong CV của ứng viên sẽ thu hút nhà tuyển dụng chú ý đến hơn.

Ở một số ngành nghề như giáo viên, bác sĩ, luật sư, lập trình viên,…thì kỹ năng cứng chính là kỹ năng bắt buộc cần phải có và phải được chứng minh qua bằng cấp hoặc chứng chỉ. Ở một số ngành công nghiệp đôi khi chỉ cần kiểm tra kỹ năng cứng, ví dụ như máy móc, lập trình…

Song, để phát triển công việc như ý cũng như cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp thì kỹ năng cứng thôi là chưa đủ mà cần có sự kết hợp với cả kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là nền tảng tạo tiền đề, còn kỹ năng mềm là sức bật tạo sự phát triển.

Kết hợp hai kỹ năng này một cách khéo léo chính là chìa khóa để dẫn đến thành công.

Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Đúng như tên gọi, giữa hai loại kỹ năng “tối quan trọng” – Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm – có những điều không tương đồng.

Xem thêm:   Giải thích ý nghĩa từ bốc phét là gì?

Dưới đây là một số điểm khác biệt cụ thể giữa hai loại kỹ năng này.

Kỹ năng cứng Kỹ năng mềm
Định nghĩa Là những kỹ năng nghiệp vụ cụ thể giúp tư duy và tương tác phục vụ công việc.

 

Ví dụ:

– Khả năng vận hành máy móc.

– Phát triển phần mềm….

– Phát triển phần mềm

– Sử dụng các phương tiện hỗ trợ với các bảng tính

– Sự thành thạo trong sử dụng các phần mềm ứng dụng…

Là những kỹ năng giúp tự quản lý, lãnh đạo bản thân hoặc tương tác để  công việc và cuộc sống hiệu quả hơn.

Ví dụ:

– Kỹ năng Giao tiếp

– Kỹ năng Quản lý thời gian

– Kỹ năng Tư duy hiệu quả

– Kỹ năng Giải quyết vấn đề

– Kỹ năng Thuyết trình

– Kỹ năng Làm việc đồng đội…

Tính chất Mang tính chuyên môn, cứng nhắc, định lượng được. Mang tính linh động và mềm dẻo, tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể và không định lượng được.
Chỉ số phản ánh Chỉ số IQ

Đòi hỏi sử dụng não trái – Trung tâm Logic.

Chỉ số EQ

Đòi hỏi sử dụng não phải – Trung tâm cảm xúc.

Biểu hiện Thông qua mức độ cao thấp của tay nghề. Thông qua thói quen giao tiếp, cách sống hàng ngày…
Đối tượng Bắt buộc cần cho mọi đối tượng nếu muốn thành công. Ai cũng cần nhưng với mức độ ở mỗi ngành nghề sẽ có sự khác nhau.
Môi trường rèn luyện Học tại trường, môi trường công việc cụ thể… theo nguyên tắc “Thầy giảng dạy – Trò ghi nhớ”. Lĩnh hội qua trải nghiệm cuộc sống thực tế.

Cũng có thể học tại trường học, nhưng theo nguyên tắc “Thầy thiết kế – Trò thi công”.

Chi phí Chủ yếu bằng học phí nộp tại nhà trường… Chủ yếu bằng thái độ dám thay đổi.
Mức độ đóng góp vào thành công Tạo nền tảng, tiền đề (Khoảng 15% – 25%).

Là yêu cầu cơ bản và cần thiết trong mỗi nghề nghiệp để thực hiện tốt công việc, tạo ra được thu nhập và đảm bảo đời sống.

Tạo sức bật, sự phát triển (Khoảng 75%).

Là nền tảng dẫn đến thành công, giúp giải tỏa các sức ép đó và nâng cao hiệu quả công việc, mức độ hạnh phúc của một người.

Cách nâng cao kỹ năng cứng

Là một phần không thể thiếu trong quá trình làm việc, kỹ năng cứng sẽ giúp công việc đạt hiệu quả tốt hơn, từ đó tạo nền tảng giúp bạn phát triển trong sự nghiệp. Vậy làm sao để nâng cao kỹ năng cứng của bản thân giỏi hơn, vững vàng hơn?

Kỹ năng cứng được hình thành qua quá trình học tập. Vì vậy, chắc chắn cần phải có thời gian để nâng cao kỹ năng cứng cá nhân. Không thể một sớm một chiều là có thể giỏi.

Vì kỹ năng cứng là những kiến thức, khả năng chuyên môn chuyên sâu nên hãy xác định tư tưởng học tập ngay từ đầu, không nên lơ là việc học.

Tập trung rèn luyện thật tốt việc học tập tại trường học, trường nghề, làm việc thì sau một quá trình sẽ đạt được kết quả tốt. Vừa ôn lại kiến thức cũ, vừa học tập kiến thức, trau dồi giữa bao la kiến thức rộng lớn sẽ mang đến những cơ hội phát triển và thành công cho bạn.

Hy vọng, với những thông tin mà Kienthucviet VN đã tổng hợp và chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể hiểu hơn về kỹ năng cứng là gì, từ đó ý thức việc rèn luyện kỹ năng cứng để phát triển cá nhân tốt nhất

Xem thêm:   Kỹ năng mềm là gì? Vì sao kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành công của bạn?

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor